Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Big Data thực sự giúp gì cho doanh nghiệp


Công nghệ không chỉ mang đến nguồn dữ liệu khổng lồ, mà còn là những thông tin có năng lực định hình chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.




Tháng 9/2013, Mark Zuckerberg – nhà sáng lập mạng xã hội Facebook đã chia sẻ một tấm bản đồ thế giới được dựng lên từ mối quan hệ bạn bè giữa hơn 1,1 tỷ người dùng. Khu vực Đông Nam Á, Châu Âu và Bắc Mỹ là những điểm sáng trên bản đồ, thể hiện mật độ người dùng cao. Những điểm tối như Nga, Trung Quốc và Châu Phi… là nơi Zuckerberg hy vọng có thể kết nối được nhiều người hơn.



Tấm bản đồ “Mối quan hệ bạn bè” nêu trên là ví dụ điển hình cho sức mạnh của Big Data, nơi dữ liệu được thu thập và phân tích có tác động rất lớn tới sự sống còn của doanh nghiệp trong tương lai.





big-data-9763-1438251148.jpg


Big Data sẽ giúp việc kinh doanh của các công ty thuận lợi hơn rất nhiều.



Mặc dù việc xử lý thông tin là khá phức tạp, song nó có thể khiến công việc lên kế hoạch, dự đoán xu hướng tương lai trở nên đơn giản hơn. “Nói đến Big Data không chỉ đơn thuần là nhắc đến khối lượng thông tin dự trữ khổng lồ mà còn là ý nghĩa thông tin, kiến thức rút ra từ nó”, Sally Wood – Giáo sư phân tích kinh doanh Đại học Sydney nhận định.



Hiểu hơn về nguồn nhân lực cần tuyển dụng



Tuyển thêm nhân sự là một sự đầu tư lớn đối với công ty. Thay vì nhận một người theo cảm giác, doanh nghiệp có thể phân tích hiệu suất lao động dựa vào tham chiếu lý lịch nhân viên.



Một trong những công ty áp dụng cách này là Xerox – đại gia xuất thiết bị văn phòng. Kết quả phân tích rất bất ngờ khi những nhân viên có quá khứ rắc rối với pháp luật thường làm việc tốt hơn những người với bản lý lịch trong sạch. Những thành tích trong quá khứ lại không phải là thước đo chuẩn mực cho sự thành công của một người.



“Có một sai lầm giới kinh doanh thường mắc phải đó chính là sự phụ thuộc nhiều vào bản năng”, Giáo sư Wood nhận định. Ông cho rằng khi dự đoán tương lai, nếu đặt lên bàn cân một bên là bản năng, bên còn lại là mô hình phân tích dựa trên dữ liệu, thì 9/10 lần cán cân sẽ nghiêng về phía mô hình.



Biết lúc nào thay đổi chiến lược về giá



Bằng việc phân tích nguồn dữ liệu giao dịch, doanh nghiệp có thể biết được đối tượng khách hàng là ai, họ thường mua những gì, và xác định được nhu cầu của họ. Việc tìm ra được những mối liên hệ ngầm này mang lại giá trị tăng trưởng cho công ty.



Tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ – Walmart là một ví dụ điển hình. Qua phân tích, hãng này nhận ra rằng đa số những ông bố trẻ thường mua bia và tã cho trẻ em vào tối thứ 6, bởi họ thường ở nhà thay vì ra ngoài với bạn bè vào thời điểm này.



Hiểu được hành vi này, Walmart cho xếp hai mặt hàng này gần nhau vào đúng tối thứ 6. Kết quả là những ông bố cực kỳ hạnh phúc và Walmart cũng vậy. Câu chuyện này cho thấy những sự liên hệ không ngờ tới thường được ẩn dấu đâu đó từ khối dữ liệu đang chờ phân tích.



Tập trung nguồn lực hiệu quả



Những cửa hàng thường lâm vào tình trạng không đủ nhân viên đề phục vụ khách ở một số thời điểm. Khi khác, họ lại thừa nhân viên mà không có khách.



Việc theo dõi hành vi và tập quán của khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu được vào thời điểm bận rộn nhất họ phải làm gì, và thời điểm vắng khách họ nên có chiến lược đáp ứng như thế nào, qua đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.



Wood cho rằng một trong những hiệu quả của Big Data đó chính là khả năng nhìn nhận và thấu hiểu quá trình kinh doanh từ những chi tiết nhỏ nhất.



Đức Anh (theo BI)





Đọc thêm tại đây



Big Data thực sự giúp gì cho doanh nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét